• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Sống Chậm
  • Trang chủ
  • Ngẫm
  • Tin tức
  • Cuộc sống
  • Cats
No Result
View All Result
Sống Chậm Lai
  • Trang chủ
  • Ngẫm
  • Tin tức
  • Cuộc sống
  • Cats
No Result
View All Result
Sống Chậm Lai
No Result
View All Result
Home Ngẫm

Vì sao cổ nhân xưa thường nói: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”

Tạ Quốc Bảo by Tạ Quốc Bảo
10/08/2022
Share on FacebookShare on Twitter

Việc bưng trà rót nước tưởng chừng đơn giản, kỳ thực bên trong ẩn chứa học vấn rất lớn. Nói một cách đơn giản, chỉ cần có thể nhớ kỹ “rượu đầy trà vơi” là sẽ không phạm sai lầm. Nói cho phức tạp, thì khó chính là ở chỗ cân đối, không thể quá nhiều, cũng không thể quá ít.

Trà là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Á Đông, dù là nông thôn hay thành thị, chỉ cần có khách đến chơi nhà, thì đều bưng trà rót nước để mời khách.

Lúc này, người lớn sẽ vừa uống trà với khách, vừa nói chuyện phiếm, đàm luận, trao đổi tâm tình. Việc pha trà thường sẽ do con nhỏ trong nhà làm.

Nhưng thực ra không phải là người lớn không có thời gian pha trà để đãi khách, mà là muốn chỉ bảo cho con nhỏ đạo đãi khách.

Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"? - H1

Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người

Đây đã là văn hóa đãi khách được lưu truyền mấy ngàn năm. Đương nhiên ở các địa phương khác nhau có thể có cách nói khác nhau, nhưng về cơ bản thì ý tứ đều giống nhau.

Ý tứ của những lời này là: Lúc châm trà cho khách không thể quá nhiều, bởi vì nước trà nóng chẳng những có thể làm cho khách bị phỏng, mà ly trà quá nóng, khách cũng không có cách nào bưng lên để uống được, làm như thế là không có sự tôn kính đối với khách.

Nói sâu thêm một chút, thậm chí còn có ý là đuổi khách về, cho nên có nhiều nơi, coi hành vi như thế gọi là ‘bưng trà tiễn khách’.

Văn hóa trà coi trọng xem màu sắc, ngửi mùi thơm, nếm hương vị. Dùng trà chiêu đãi khách, chú ý trong lúc nói chuyện với khách, mượn hương vị của trà để tạo nên một bầu không khí thảnh thơi.

Vì vậy mới sinh ra ‘châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa’, đã thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và lễ nghĩa đối với khách, đây cũng là văn hóa trà được truyền thừa lại.

Ngoài ra, không chỉ châm trà mà uống trà cũng phải chú ý. Uống trà phải tránh nuốt chửng, chú ý uống từng chút một, như vậy mới có thể cảm nhận được hết hương vị của trà.

Về văn hóa rượu, cùng với lịch sử văn hóa trà cũng không có sai biệt nhiều

Bình thường lúc rót rượu, mọi người đều ồn ào hô lên: “Đầy vào!”. Bởi vậy rót rượu đầy cho khách là thể hiện sự tôn trọng; rót rượu đầy cho mình là biểu hiện có thành ý.

Uống rượu khác uống trà, thường chú ý đến tính hào sảng, hơn nữa không khí trên bàn rượu rất náo nhiệt. Chén rượu đầy tràn, biểu hiện ra là đối xử với mọi người nhiệt tình, bầu không khí rất thân mật.

Đương nhiên lúc uống rượu, không chỉ rót rượu đầy ly, mà còn có chạm cốc. Việc này là một thói quen của chúng ta, nhưng kỳ thực là cổ nhân định ra để tự bảo vệ mình. Như vậy cổ nhân vì sao phải dùng phương thức này để tự bảo vệ mình?

Vào thời cổ đại, vì đề phòng người khác hạ độc, cho nên chén rượu của mỗi người đều được rót đầy, sau đó lại chạm cốc với nhau, lúc hai cốc chạm vào nhau, rượu sẽ thuận thế mà tràn lẫn vào cốc của nhau.

Dùng phương pháp như vậy để trao đổi, dĩ nhiên là có thể biết trong rượu không có độc, có thể yên tâm uống, bởi vì rượu của mọi người đều là giống nhau.

Đương nhiên phép tắc uống rượu này, ngay từ đầu là do cổ nhân định ra, dùng để tự bảo vệ mình. Tiếp tục lưu truyền cho đến ngày nay, sớm đã trở thành lễ nghi đãi khách, trên bàn rượu vẫn thường thấy làm như vậy.

“Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người“. Đây là là văn hóa lễ nghi lưu truyền ngàn năm, thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác.

Đương nhiên ngày nay có ít người uống trà, không mấy khi đụng tới rượu, cũng không có cưỡng ép người khác, để tránh làm mất hòa khí. Tuy rằng vậy, những lời này cũng đã truyền đạt được tinh thần đãi khách, rất đáng để cho chúng ta học tập.

Tạ Quốc Bảo

Tạ Quốc Bảo

Next Post
Lời dạy ẩn chứa đạo lý đối nhân xử thế “Làm người như nước, làm việc như núi” của người quân tử

Lời dạy ẩn chứa đạo lý đối nhân xử thế "Làm người như nước, làm việc như núi” của người quân tử

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended.

Câu chuyện cảm động về đêm cuối năm của người đàn ông nhặt rác và cô gáι tɾẻ

Câu chuyện cảm động về đêm cuối năm của người đàn ông nhặt rác và cô gáι tɾẻ

22/09/2022
Chuyện tình không Ьiên giới và Ьài thơ tình hαy ý nghĩα sâu sắc củα thể kỷ 20

Chuyện tình không Ьiên giới và Ьài thơ tình hαy ý nghĩα sâu sắc củα thể kỷ 20

08/09/2022

Trending.

Câu chuyện ngắn về người con trai và người mẹ kế khiến ai cũng phải cảm động

Câu chuyện ngắn về người con trai và người mẹ kế khiến ai cũng phải cảm động

04/08/2022
Thằng Hỉ về quê – Câu chuyện ấm lòng đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Thằng Hỉ về quê – Câu chuyện ấm lòng đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

30/09/2022
Bài Thơ Mai Tôi Đi – Một bài thơ xúc độпg và đầy ý nghĩa sâu sắc

Bài Thơ Mai Tôi Đi – Một bài thơ xúc độпg và đầy ý nghĩa sâu sắc

10/09/2022
Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão – Suy ngẫm mẩu chuyện đời thường

Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão – Suy ngẫm mẩu chuyện đời thường

06/09/2022
Bên Bến Sông Yên – Truyện ngắn xúc động của Vũ Ngọc Giao

Bên Bến Sông Yên – Truyện ngắn xúc động của Vũ Ngọc Giao

19/12/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Bản quyền thuộc về SongChamLai.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ngẫm
  • Tin tức
  • Cuộc sống
  • Cats

© 2022 Bản quyền thuộc về SongChamLai.